Đang tải...
 

Xa quê nghe vọng tiếng hò!

Xa quê nghe vọng tiếng hò!
Hò ơ ờ hờ hò hớ...
Hò ơ ờ hờ hò hớ!
Tết đến xuân sang!
Mùa màng rộn rả.
Tôi đi qua thăm thôn quê Đại Phú!
Tôi ghé lại ơ hờ Lương Mai.
Hò ơ ờ hờ hò hớ...
Hò ơ ờ hờ hò hớ!
Nghe cô gái Lương Mai!
Hò thạo hát hay...
Xin mời  bạn vô đây!
Cầm  chày giã gạo.
Đó là bài hò mở màng cho đêm hò giã gạo ở quê mà tôi đã được nghe từ lâu rồi. Sau ngày mùa thu hoạch dân làng tụ hội về ủy ban hợp tác xã Phú Lương mỗi khi có đoàn ca kịch Huế về biểu diễn. Đêm trăng sáng dân làng nô nức đến xem. Hồi đó tôi còn nhỏ theo chân ông bà cô bác đến xem. Sau bài hò là hồi trống chầu vang lên. Nam thanh nữ tú từng đôi trong xiêm y lộng lẫy. Dưới ánh đèn nê ông và ánh đuốt tiếng hò dập dìu lúc trầm lúc bổng được cất lên sau tràng pháo tay của bà con.
Hò ơ ờ hờ hò hớ!
Hò ơ ờ hờ hò hớ!
... gạo thương quân dân
gạo ra chiến trường
gạo thương anh bộ đội.
Có thể ai đó đã lãng quên nhưng riêng tôi điệu hò mái đẩy năm nào đưa tôi miên mang dưới đêm trăng quê mình là kỷ niệm khó quên.
Tuổi trẻ hồn nhiên vô tư cứ mơ màng theo câu hò, điệu ví...
Bây giờ xa quê, câu hát ấy chợt hiện về. Tôi nhớ quê da diết. Tuổi thơ không hay biết nghe lại câu hò như buốt con tim.
Tôi lớn lên ở miền quê khó nhưng câu hò, điệu lý của người dân đã đưa tôi qua bao nhiêu bến bờ. Tôi nhớ không được nhiều những câu hát dưới đây, tôi xin chép ghi lại để bạn đọc thưởng thức suy ngẫm:
"Gió hiu hiu dây chìu dứt đoạn!
Bởi ông trời đại hạn nên chi bể cạn sông khô?
Đôi ta nghĩa nặng tình sâu...
Dẫu ông trời có sập mình vẫn còn thương nhau?"
 
"Nước mắm ngon em đem dầm con cá trích!
Em có chồng rồi anh đứng xích cho xa?
Kẻo mai tê thiên hạ họ đồn xa...
Trai mê dâm bỏ vợ gái bán ba bỏ chồng"

Lời hò hát mộc mạc chân chất nhưng chứa chan tình cảm của người quê đã ru tôi lúc nào không hay.
Có thể là của mệ, mạ hay của cô dì, chú bác năm nào đã truyền thêm sức mạnh cho tôi những lúc yếu mềm. Trong tôi đầy ắp kỉ niệm
"Thương em từ thuở trong nôi.
Em ngồi em khóc anh đôi cục đường.
Lớn lên ba mẹ khọng thương?
Một hai ba bốn trả cục đường anh lui.
Bắt thang lên hỏi ông trời?
Trai mà cho giá mấy đời lấy lui?"

Hoặc là:
"Ai ơi chớ lấy thợ cưa!
Cưa lui cưa tới đồ đưa lòng thòng.
Đồ đưa thì kệ đồ đưa?
Em xê ra một tí kẽo đồ đưa bể đầu."
Hay là:
"Rồi mùa tót rạ rơm khô!
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm."
Trong tôi ngỗn ngang hoài niệm về quê dẫu cho dòng đời xuôi ngược...
"Không thương thì chớ!
Tui chưa nói mụ, mụ đà nói tui."
Thiết nghĩ từ trong lao động sản xuất, lời ca tiếng hát được cất lên như để xua đi nổi nhọc nhằn, để nhắn nhủ, gửi gắm điều gì đó đến với mọi người, với thời gian.
Nơi trình diễn những đêm hò giã gạo, văn nghệ, chiếu phim năm nào bây giờ là trường tiểu học Phong Chương. Ngồi dưới mai trường khang trang học hành, ca hát. Các em nhỏ đâu biết rằng, nơi ấy ngày trước, có người anh của các em đã được nghe ông bà mình ca hát dưới ánh trăng quê hương mình.

Chú thích:

Dây Chìu là cây Tóc Tiên. Thân nhỏ, mềm và dẽo. Mọc tự nhiên và bò quanh các bụi cây ở trên độn cát xã Phong Chương, Phong Bình và Phong Hòa.
Xuân Huy

Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết:

Loading...
Mới nhất Cũ nhất

Bài viết liên quan

TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay để được tư vấn