Ngày hội Đồng hương Làng Lương Mai năm 2023
Vào lúc 10h ngày Chủ Nhật 10/9/2023, tại Nhà hàng Phương Sơn, Lái Thiêu, Bình Dương, hội Đồng hương Làng Lương Mai...
Thừa Thiên Huế từng là một vùng đất định đô của vua chúa suốt nhiều thế kỷ. Về mặt tâm linh và tư tưởng, người dân đa số thấm nhuần Phật giáo và Nho giáo. Trong khi Phật giáo dẫn đạo tư tưởng ở bình diện trừu tượng và siêu hình, thì Nho giáo thâm nhập trực tiếp hơn vào đời sống hàng ngày của người dân và được xem như một “đạo làm người” hay như một “thuật xử thế” đi vào phong tục, tập quán.
Ứng xử trong gia đình
Người dân Huế đặc biệt nặng lòng với gia đình, có khi sống khuôn vào gia đình. Hiện tượng “kín cửa” hoặc “kín cổng cao tường” thường bắt gặp ở Huế nơi những gia đình mệnh danh là “đại gia” và “hoàng phái” khiến cho con gái trở thành cao giá và con trai thiếu thích nghi với xã hội. Tình trạng này nay đã thuyên giảm nhiều. Trong họ hàng, gọi bà con phía nội là chú (em trai của cha), bác (anh của cha), cô hoặc o (chị hoặc em gái của cha), còn phía ngoại là dì (chị hoặc em gái của mẹ), dượng (chồng của dì), cậu (anh hoặc em trai của mẹ).
Ứng xử ngoài xã hội
Đối với khách, con người Huế thường dè dặt, thận trọng trong lời nói, thái độ, có khi như thiếu cởi mở, nói chung hiếu khách nhưng vẫn tỏ ra chừng mực, có khi bảo thủ, vì e ngại ngộ nhận.
Dạ thưa tiếng Huế bây giờ
Khách tham quan đến Huế, ngoài lời ngợi ca vẻ đẹp của sông núi, di tích và con người nơi đây, còn thích thú với giọng nói nhỏ nhẹ của người Huế, đặc biệt là con gái Huế. Một nhà thơ đã viết một cách hình tượng "Em ơi giọng Huế có chi. Mà trong hoa nắng thềm thì cơn mưa".
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người nên nói đến bản sắc văn hóa của một dân tộc, một vùng đất không thể không nói đến ngôn ngữ. Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Việt có các phương ngữ của nhiều những vùng đất khác nhau và trong mỗi phương ngữ chung lại có những phương ngữ nhỏ hơn.
Các nhà Việt ngữ học tương đối thống nhất về việc phân chia phương ngữ tiếng Việt thành ba phương ngữ chính là phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung (từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế) và phương ngữ Nam (từ Đà Nẵng trở vào).
Người Huế được xem là nói năng nhỏ nhẹ, khác với giọng nói phóng khoáng của cư dân Nam Bộ, giọng nói sắc ngọt của người miền Bắc, giọng nói dõng dạc của đất Quảng Nam. Huế thuộc phương ngữ Trung nhưng nói năng nhỏ nhẹ hơn ngay chính những vùng khác thuộc phương ngữ Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đặc trưng nhỏ nhẹ từ yếu tố thiên nhiên. Huế là một vùng sông nước hữu tình, người Huế có tâm hồn đa cảm gần với thi ca nên được ví von người Huế như được "mớm" thơ từ trong sữa mẹ. Vì vậy, nhỏ nhẹ trong lời nói, ứng xử là một phong thái của người dân sống ở xứ Đẹp và Thơ.
Không thể không xét đến các yếu tố lịch sử, địa lý, hoàn cảnh xã hội nhưng cái quan trọng là phải căn cứ vào các đặc điểm của ngôn ngữ. Giọng Huế nghe đều đều, nhỏ nhẹ là do một số đặc điểm về ngữ âm.
Khác với các vùng khác của phương ngữ Trung chỉ có 4 thanh điệu trong 6 thanh điệu tiếng Việt (thanh hỏi, thanh ngã lẫn vào thanh nặng), phương ngữ Huế có 5 thanh điệu (thanh ngã lẫn vào thanh hỏi) giống với phương ngữ Nam. Tuy nhiên, qua phân tích sơ đồ âm phổ, khoảng cách về cao độ trong tiếng Huế nhỏ hơn so với tiếng Sài Gòn và càng nhỏ hơn nhiều so với tiếng Hà Nội. Khoảng cách thấp về cao độ của các thanh điệu tức là cao độ thì không bổng quá mà cũng không trầm quá dẫn đến âm vực của lời nói dao động không lớn, ngữ điệu cứ đều đều. nhỏ nhẹ. Theo Phó Giáo sư Vương Hữu Lễ trong bài Các đặc điểm ngữ âm của tiếng Huế (Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1, năm 1992) đặc trưng nhỏ nhẹ của tiếng Huế bên cạnh yếu tố thanh điệu còn do sự chi phối của các nguyên âm, phụ âm. Về nguyên âm, đó là sự chuyển hóa nguyên âm có xu hướng thu hẹp độ mở, làm giảm đi âm lượng khiến cho độ vang sút kém. Về phụ âm, sự chuyển hóa phụ âm đầu tắc qua xát làm cho cường độ của âm tiết bì yếu đi, các phụ âm cuối lợi được thay bằng các âm mạc làm cho giọng nói không bí dằn mạnh.
Đặc trưng về ngữ âm làm hạn chế khả năng diễn đạt của tiếng Huế bởi giọng nói nhỏ nhẹ trong đời thường đi vào lòng người nhưng không phù hợp với cách thể hiện trên các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình và các loại hình cần có sự diễn xuất uyển chuyển như kịch nói, điện ảnh. Đặc trưng về ngữ âm còn ít nhiều tác động đến năng lực ứng xử tình huống của người Huế bởi năng lực ứng xử cần thể hiện bằng lời nói tức là chuỗi phát ngôn có ngữ điệu uyển chuyển. Tuy nhiên, giọng nói nhỏ nhẹ lại phù hợp với loại hình diễn xướng ngâm thơ bụi ngâm thơ Việt Nam thiên về sắc thái trầm buồn.
Vì vậy đã hình thành một lối ngâm thơ theo giọng Huế rất riêng làm xúc động người nghe. Và giọng nói nhỏ nhẹ. đều đều đó cũng phù hợp với kinh Phật trầm buồn trong tiếng mõ nhà chùa và sự tĩnh tâm thiền định của con người.
Cùng với sự nhỏ nhẹ trong lời ăn tiếng nói của người Huế, nhất là cô gái Huế tạo một nét văn hóa riêng của vùng đất này, tiếng Huế cũng không gừng hướng đến tiếng Việt hiện đại và tác động tích cực lên các phương ngữ chung quanh trong quá trình phát triển của ngôn ngữ. Tiếng Huế đã góp phần tạo nên Huế, một trung tâm văn hóa của miền Trung và cả nước.Vào lúc 10h ngày Chủ Nhật 10/9/2023, tại Nhà hàng Phương Sơn, Lái Thiêu, Bình Dương, hội Đồng hương Làng Lương Mai...
Trân trọng kính mời quý ông, bà, cô, bác anh chị em hội viên xa gần và con, cháu, dâu, rễ, những ai yêu mến làng...
“Tết Trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường Lòng vui sướng với đèn trong tay, em múa ca...